Máy chiếu đã được sử dụng rộng rãi trơng các bài giảng, hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện… Thật bất tiện khi đang trình chiếu một chương trình nào đó mà máy chiếu của bạn lại gặp vấn đề, gây trở ngại cho công việc của bạn. Sau đây là một số lỗi khi sử dụng máy chiếu thường gặp. Các bạn có thể thao khảo và khắc phục nhanh chóng để không bị gián đoạn khi làm việc:
1. Không có hình ảnh xuất hiện
Có thể là mũ chắn bảo vệ cho đèn chiếu vẫn còn được gắn, kiểm tra xem bạn đã tháo nó ra chưa. Kiểm tra lại tất cả các kết nối, đặc biệt là kết nối giữa máy chiếu và máy tính (sợi cáp truyền tín hiệu). Kiểm tra luôn các dây cáp xem có bị đứt , nứt hay hư hỏng không.
Cũng cần kiểm tra các đầu cắm và chân cắm xem có bị cong, vênh không. Nếu có thì phải thay mới .Cũng có thể nguồn cấp tín hiệu không được chọn hợp lý nên không thể hiển thị qua máy chiếu. Thử bấm nút chọn nguồn trên máy chiếu rồi duyệt qua các nguồn tín hiệu cho đến khi bạn chọn kết quả chính xác.
2. Xuất hiện những vệt đốm màu xanh, đỏ, tía.. trên màn hình
Những vết đốm đó xuất hiện có thể là do bụi bẩn trên các tấm LCD. Thử dừng hình ảnh lại để nhìn những vết bẩn này rõ hơn. Sau đó vệ sinh nhẹ nhàng máy chiếu của bạn theo hướng dẫn.
Để khắc phục và tránh lỗi như thế này, bạn nên hạn chế cho máy tiếp xúc với bụi bẩn, thường xuyên lau chùi máy và bảo dưỡng bóng đèn.
Nếu những vệt này là một vật thể rắn hay hình dạng của một sợi vải hoặc một đốm bẩn thì bạn nên mang máy đi bảo dưỡng tại cơ sở bạn đã mua máy.
Đối với một số dòng máy chiếu sử dụng công nghệ DLP như Optoma, Acer, viewsonic . . . thì có thể là do hỏng cụm DMD. Khi đó bạn nên mang máy đi kiểm tra tránh trường hợp hỏng nặng sang các bộ phận khác.
3. Hình ảnh hiển thị không toàn phần
Đó là khi hình ảnh chiếu lên không vuông, có hình chữ nhật hay hình thang nhiều hơn. Đôi khi hình ảnh hiển thị trên bị mất một phần, mất cạnh hoặc mất góc.
Nguyên nhân của lỗi này cũng là do sự không tương thích giữa độ phân giải của máy tính và máy chiếu. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cấu hình của máy tính để tìm ra độ phân giải phù hợp là được.
Tuy nhiên, với một số mẫu laptop việc điều chỉnh có khi không cho kết quả mong muốn vì độ phân giải cơ bản của chúng vượt quá cấu hình của máy chiếu. Trong trường hợp này, bạn phải tắt màn hình laptop đi để hiển thị duy nhất trên màn chiếu.
4. Chất lượng hình ảnh thấp
nguyên nhân của vấn đề thường là do độ phân giải của máy tính không phù hợp. Nhiều dòng máy chiếu LCD thế hệ mới hiện nay đã được trang bị tính năng tự điều chỉnh độ phân giải của máy tính nguồn sao cho tương thích với cấu hình của chúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại máy không có được tính năng hữu ích này. Trong trường hợp đó, bạn phải điều chỉnh độ phân giải của máy tính và chọn ra một cấu hình phù hợp nhất
5. Điều khiển từ xa không hoạt động
Bạn nên kiểm tra lại xem pin điêuf khiển đã hết chưa hoặc có thể do khoảng cách giữa điều khiển và máy chiếu quá xa.
Hoặc có thể do tác động của bóng đèn huỳnh quang trong phòng chiếu. Ánh sáng đèn huỳnh quang ở một số mức cường độ sáng nhất định có bước sóng xấp xỉ bước sóng hồng ngoại, vì thế nó làm cho điều khiển mất tác dụng hoặc mất độ nhạy. Hãy tắt bóng điện đi hoặc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay thế.
6. Máy chiếu không chịu tắt
Một trong những lỗi phổ biến nhất đối với máy LCD là máy không tắt dù bạn đã nhấn nút tắt nguồn nhiều lần. Vấn đề ở đây chỉ là do bóng đèn máy chiếu được lắp chưa vừa khít. Bạn chỉ cần lắp lại bóng máy chiếu cẩn thận và chính xác, làm xong lỗi này sẽ tự biến mất.
7. Máy chiếu có hiện tượng nhấp nháy ở 1 góc màn hình
Bạn có thể đảo ngược hình ảnh chiếu bởi nhiều máy chiếu có bộ phận phía sau được gọi là “rear” có thể cài đặt để làm ngược hình ảnh. Điều này sẽ làm cho hình ảnh bị ngược trên màn hình (nhìn vào hình minh hoạ)
Nếu hiện tượng nhấp nháy vẫn cùng vị trí, thì có thể là do bóng đèn.Theo nguyên tắc đèn chiếu sẽ không thể đảo. Tuy nhiên, nếu hiện tương nhấp nháy thay đổi vị trí, vấn đề nhiều khả năng cao do quang học của máy chiếu.
8. Hình ảnh được qua máy tính bị mất phần thông tin phía dưới/trên, bị dồn sang trái hoặc phải, hoặc không xuất hiện đầy đủ
Để có một hình ảnh phù hợp, độ phân giải của máy tính cần phù hợp với độ phân giải tự nhiên của máy chiếu. Để cấu hình lại độ phân giải tín hiệu video bên ngoài của máy tính, làm theo các bước sau:
Kết nối máy chiếu với máy tính cần sử dụng dây cáp phù hợp và bật máy chiếu trước khi bật máy tính.
Trong hệ điều hành Windows 95/98/NT, chọn Control Panel –> Display Icon–> Settings –> Desktop Area để điều chỉnh độ phân giải thành 1024×768 (XGA) hoặc 800×600 (SVGA).
Trong hệ điều hành Windows 3.1, chọn Windows Setup từ nhóm chương trình chính và thay đổi display driver. Ví dụ: SVGA (800×600)
Cấu hình máy tính/laptop để hiển thị video chỉ trên cổng video ngoài. Điều này thường thực hiện thông qua sự kết hợp các phím trên máy chiếu (chẳng hạn như FN + F4) hoặc một chương trình cài đặt phần cứng.
Bạn có thể phải khởi động lại hệ điều hành để máy nhận các thay đổi vừa điều chỉnh trên. Đa phần các máy chiếu đều có thể phù hợp với một khoảng lớn tỉ lệ mới.
Để máy chiếu của bạn hạn chế những lỗi thường gặp như trên, các bạn nên thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh máy theo định kỳ tại các cơ sở uy tín trên thị trường.
Nếu bạn có nhu cầu thuê tivi bạn có thể tham khảo ở đâu cho thuê tivi giá rẻ (http://chothuetivi.com.vn/tu-van-cho-thue/o-dau-cho-thue-tivi-lcd-gia-re-tai-ha-noi.html).